Một số bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu Bà_mẹ_Việt_Nam_anh_hùng

Một số bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu:[5]

  1. Nguyễn Thị Thứ: quê quán thôn Thanh Quýt - Điện Thắng - Điện Bàn - Quảng Nam, có chồng, 9 con và 1 con rể, 2 cháu ngoại là liệt sĩ. Con gái cả của bà là Lê Thị Trị cũng được trao tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng vào ngày 30 tháng 4 năm 2007, vì có chồng và hai con gái là liệt sĩ.
  2. Phạm Thị Ngư (1912-2002): quê quán Hàm Hiệp - Hàm Thuận - Bình Thuận, có 5 con trai, 2 con gái và 1 con rể là liệt sĩ, bản thân bà là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Suốt nhiều năm chống Mỹ, mẹ Ngư cùng bà con cơ sở đã chuyển ra vùng căn cứ giải phóng nhiều tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men tiếp tế cho cách mạng, góp phần đáng kể vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ ở địa phương. Ngày 6/11/1978, mẹ Phạm Thị Ngư đã được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ngày 11/7/1985 mẹ được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng huân chương Độc lập hạng Nhất, huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất. Ngày 17/12/1994, mẹ Ngư được Nhà nước phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
  3. Lê Thị Hẹ: quê quán: Thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cả gia đình và họ hàng gần của bà có 7 bà Mẹ Việt Nam anh hùng và 15 liệt sĩ đã hi sinh xương máu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Riêng gia đình bên chồng của bà có 5 Bà mẹ VNAH và 11 liệt sĩ. Bản thân mẹ cùng 1 con gái, 3 con dâu là Bà mẹ VNAH. Trong số 15 liệt sĩ có 2 con đẻ, 1 con dâu, 1 con rể, 4 cháu nội, 2 cháu ngoại và 4 người cháu gọi mẹ bằng cô ruột.
  4. Trần Thị Viết: ngụ ấp Cả Dứa, xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng, Long An. Cụ Nguyễn Văn Dành là chồng mẹ (sinh năm 1888), là con của một gia đình nghĩa binh tham gia kháng Pháp thời Cần Vương, quê ở miền Trung, để tránh sự truy lùng của quân Pháp đã dạt vào Đồng Tháp Mười sống ẩn dật. Mẹ có 10 người con (8 trai, 2 gái). Kế thừa truyền thống yêu nước của cha ông, cả 8 con trai của mẹ đều tham gia kháng chiến giải phóng đất nước, và 7 người đã hy sinh (trong đó có 2 người hy sinh khi chưa có vợ và không tìm được mộ). Năm 1966, cụ Dành qua đời, mẹ Viết liền xuống tóc quy y ở chùa Thanh Lập (quận Mỹ An, tỉnh Kiến Phong, nay là Đồng Tháp), với pháp danh Diệu Mãnh. Một hôm giặc ập đến chùa bắt mẹ vào trại giam, chúng đánh đập nhưng không khai thác được gì, cũng không thể bắt mẹ gọi các con từ bỏ quân cách mạng, nên đành phải thả mẹ ra. Ngày 17/12/1994, mẹ Viết được Nhà nước phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bản thân bà là Mẹ Việt Nam anh hùng sống thọ nhất, cũng được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là người phụ nữ cao tuổi nhất Việt Nam vào năm 2010. Mẹ có hơn 40 cháu nội - ngoại, hơn 150 chắt, khoảng 300 cháu cố 5 đời. Mẹ hưởng thượng thọ 120 tuổi (sinh năm 1892, mất ngày 19/6/2011).
  5. Trần Thị Mít: quê quán Hải Phú - Hải Lǎng - Quảng Trị, có chồng, 6 người con đẻ, 1 con dâu và 1 cháu nội là liệt sĩ.
  6. Nguyễn Thị Rành: ấp Trúc Đèn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có 8 con trai và 2 cháu là liệt sĩ, bản thân bà là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  7. Lê Thị Tự: quê quán Thanh Quýt - Điện Thắng - Điện Bàn - Quảng Nam Đà Nẵng, có 12 con thì 9 con là liệt sĩ.
  8. Phạm Thị Khánh: quê quán Hòn Đất - Kiên Giang, có 8 con trai thì 7 con là liệt sĩ.
  9. Vǎn Thị Thừa: quê quán Duy Xuyên - Quảng Nam Đà Nẵng có chồng và 4 con là liệt sĩ, bản thân bà là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  10. Hồ Thị Hạnh và con gái là Trần Thị Thêu: quê quán Ấp Hưng Hoà - Phiến Cầu - Trà Vinh; trong gia đình có 10 người con là liệt sĩ.
  11. 2 chị em Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Thị Lạnh, nơi ở 12A Lý Nam Đế và 7/30 Lý Nam Đế - Hà Nội; bà Dương có 8 con thì 5 con là liệt sĩ, bà Lạnh có 1 con duy nhất là liệt sĩ.
  12. 3 chị em ruột Bùi Thị Hai, Bùi Thị Dị, Bùi Thị Sáu ở Hàm Chính - Hàm Thuận - Bình Thuận. Bà Hai có chồng và 4 con là liệt sĩ; bà Dị có 3 con là liệt sĩ; bà Sáu có 4 con là liệt sĩ.
  13. Lê Thị Cháu (tên thật là Lê Thị Lý), dân làng quen gọi là ông bà Diêu Cháu quê ở làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị), chính là người mẹ quặn lòng nuốt hận mang thúng đi lấy đầu con bị giặc Pháp chặt rồi bêu giữa chợ về khâm liệm, mai táng, được nhạc sĩ Phạm Duy ca ngợi trong ca khúc cách mạng "Bà mẹ Gio Linh".[6]